Echoing Drum / Vang Vọng Trống Chầu > Thần Thú Nam Bộ: Chằn Tinh

CUỘC ĐẤT VÀM SÔNG

BỘ MỀ-ĐAY THẦN THÚ NAM BỘ

Thần Thú Nam Bộ

Kể Chuyện và Ý Tưởng: KHẮC HUY
Thiết Kế: HỌA SĨ LINH RAB, SAM SAU, NGUYỆT ÁNH
Điều Phối: NGỌC HUYỀN – TRÀ GIANG
Chuyển Thể Thiết Kế Trên Gốm và Sản Xuất: XƯỞNG GỐM THỦ BIÊN | VƯỜN NHÀ GỐM

Chằn Tinh trong Truyện Chau Sanh - Chau Thông

Chằn Tinh
Tượng Chằn ở chùa Kh'leang, Sóc Trăng. Ảnh: phatgiao.org.vn

Trong bộ mề-đay Thần Thú Nam Bộ, Chằn Tinh, thực ra không phải là yêu tinh hay ác thú. Chằn được nhắc đến phổ biến ở miền Tây, nhất là khu vực người Khmer cư trú. Truyện cổ Khmer Chau Sanh – Chau Thông (tương tợ truyện Thạch Sanh-Lý Thông của người Kinh) cũng có cốt truyện: Chau Sanh chém Chằn Tinh.
————————-

Ngày xưa, bên một khu rừng, cách xa kinh thành của vua Pờ Rum Mơ Tót, có hai vợ chồng tuổi đã già, mà chưa có con. Hai vợ chồng rất nghèo, hang ngày phải lên rừng đốn củi hoặc xuống bưng bắt cá, mò tôm về đổi lấy gạo, muối nuôi thân. Nhưng lại rất tốt bụng, hay giúp đỡ người nghèo khổ, đỡ đần kẻ già và ân cần với những ai đường xa lỡ bước ghé vào nhà trọ qua đêm.

Một hôm, ông lão vác búa vào rừng thì nghe tiếng trẻ khóc ở phía mé bưng. Ông vội vã bang rừng chạy đến. Thấy một bé trai bụ bẫm nằm trong chiếc hoa sen giữa bưng, ông bèn lội xuống ẵm đứa bé về nhà nuôi và đặt tên là Chau Sanh. Chau Sanh càng lớn càng ăn nhiều. Năm Chau Sanh mười hai tuổi, mỗi ngày chàng ăn hết một chảo to cơm và uống một thùng đầy nước mới vừa bụng. Hai vợ chồng ông bà lão không làm sao kiếm đủ gạo để nuôi chàng. Thoạt đầu ông bà lão đi xin khoai, sắn về nuôi Chau Sanh, nhưng dần dần không ai dư giả cho Chau Sanh đủ văn vào bụng nữa. Không còn cách nào kiếm được cái ăn cho con, biết sớm muộn con mình cũng phải chết vì đói nên ông lão đành dẫn Chau Sanh vào rừng đem bỏ để khỏi thấy con mình chết dần chết mòn. Vào đến rừng ông lão chọn một cây dầu to, đẵn gốc. Khi cây sắp đổ ông bảo Chau Sanh đến đỡ cây, định bụng để cây đổ đè chết Chau Sanh. Cây dầu to đổ ẩm xuống đè Chau Sanh lún sâu xuống đất. Thấy Chau Sanh bị cây dầu đè lên người, nghĩ rằng con đã chết, ông lão gạt nước mắt vác búa về nhà. Nhưng ông lão về đến nhà được một lát thì Chau Sanh đã vác cây dầu to về theo đến cổng. Ông lão vừa ngạc nhiên, vừa mừng rỡ. Ông bảo Chau Sanh vác cây dầu ra chợ đổi được ba giạ gạo gánh về. Từ đó, ngày ngày ông lão cùng Chau Sanh vào rừng đốn cây dầu đem ra chợ đổi gạo ăn và cũng vì Chau Sanh có sức khỏe, một mình vác được cây dầu to nên dân sóc rất phục chàng. Họ gọi chàng là Dũng sĩ vác cây dầu to.

Một hôm, ông lão củng Chau Sanh ra bưng sâu bắt cá. Hai cha con đang bắt cá bỗng có một con sấu lớn, thân nó dài hang chục sải tay xé nước lao vút đến toan về người cha. Liền lúc đó, Chau Sanh quay lại ôm chặt cổ sấu ghì lại. Con sấu rất hung dữ, vùng vẫy làm nước bưng cuộn lên những đợt sóng dữ tung tóe mịt mờ cả một vùng.

Ông lão thoát chết vội vã chạy về nhà khóc kể với vợ rằng Chau Sanh đã bị sấu ăn thịt. Nhưng đến quá trưa Chau Sanh đã giết được sấu và chàng vác sấu về nha. Hai vợ chồng ông lão thấy Chau Sanh còn sống vui mừng khôn xiết. Dân sóc nghe tin Chau Sanh giết được sấu kéo nhau đến xem, ai cũng phục chàng. Từ đó, trong phum ngoài sóc hễ có thú dữ hoành hành hay có việc gì nặng nhọc, dân sóc đều đến nhờ Chau Sanh giúp đỡ. Các thú dữ trong rừng rất nể sợ chàng, không một con thú nào dám rình rập hại chàng. Nhưng rồi cuối năm ấy thì người cha bị bệnh lìa trần. Chau Sanh lại ngày ngày vào rừng đốn cây, chặt củi, giánh ra chợ đổi gạo đem về nuôi mẹ.

Một hôm, vua Pờ Rum Mờ Tót vào rừng đi săn, gặp một con Chằn dữ chặn đường đòi bắt vua ăn thịt. Vua hô quân lính chống cự nhưng tất cả đều bị chằm giết hại. Cuối cùng vua phải tự mình chống lại với Chằn. Hai bên đánh nhau suốt một ngày. Đến chiều thì Chằn đánh bại được vua và toan xé xác nhà vua ăn thịt. Vua hốt hoảng nài nỉ với Chằn.

– Ngươi ăn thịt ta thì chỉ no bụng một lần. Ngươi tha ta ra, ta có cả trăm họ, muôn dân dưới tay, mỗi năm ta sẽ dâng cho ngươi một người ăn thịt thay mạng ta. Ngươi muốn bao nhiêu cũng có!

Chằn nghe vua nói vậy liền thỏa thuận ngay.

Từ đó, mỗi năm, vua truyền lệnh hết nhà này đến phiên nhà khác phải nộp một mạng người cho Chằn ăn thịt. Đã không biết bao nhiêu trai tráng bị vua bắt phải nộp cho Chằn. Vua đã sợ Chằn rồi, nên Chằn không kiêng dè gì nữa, càng ngày càng hung dữ. Nhiều khi giữa ban ngày, Chằn xông vào sóc đuổi bắt người ăn thịt. Vua quan cũng không ai dám ra khỏi kinh thành. Một hôm, Chằn bay qua cánh rừng, chỗ Chau Sanh ở, Chau Sanh đi đốn củi vắng. Mẹ Chau Sanh lẩn quẩn bên gốc đa. Chằn đuổi theo thú rừng, làm nổi gió, cây cối gẫy đổ áo ào, muốn thú khiếp sợ rú lên. Chằn lại rống to hơn. Mẹ Chau Sanh nghe tiếng rống, khiếp đảm mà chết.

Từ đó Chau Sanh chỉ còn một thân một mình, ngày ngày chàng vẫn vác chiếc bứa vào rừng đốn củi kiếm sống. Một hôm, Chau Sanh xách búa định vào rừng sâu thì nghe muôn thú kêu thét tứ phía, và từ tứ phía chúng hốt hoảng chạy về phía gốc đa của Chau Sanh để ẩn nấp. Thấy bóng người, Chằn sà nhanh xuống. Lập tức Chau Sanh vung búa chém tới. Hồi lâu, Chằn yếu thế bèn hóa phép thành lưới sắt bủa vây Chau Sanh. Chau Sanh chém toạc lưới sắt, khiến Chằn hốt hoảng toan bỏ chạy. Chau Sanh nhanh chân rượt theo vung búa, chém đứt đầu văng ra một quãng xa rơi xuống đất, lún thành một hố sâu.

Hôm ấy, có người hang rượu tên là Chau Thông, dẫn một đám đày tớ gánh rượu ra chợ bán sớm. Đi ngang qua rừng thì họ gặp Chằn đuổi bắt thú vật. Chau Thông và đồng bọn hốt hoảng bỏ chạy toán loạn theo bầy thú. Chau Thông chạy vội vào nhà Chau Sanh núp. Vốn là kẻ gian xảo, nên vừa thoái chết, thấy Chau Sanh giết được Chằn, gã liền nghĩ cách đoạt công:

– Này anh kia! Con Chằn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay anh lại giết nó ắt không sao tránh khỏi tội chết. Thôi anh hãy trốn vào rừng ngay kẻo chần chừ có người biết chuyện thì khốn đấy.

Nghe Chau Thông nói, Chau Sanh thật thà cám ơn hắn, rồi vội vã bỏ nhà vác búa trốn vào rừng. Chàng chọn một gốc đa to giữa rừng làm chỗ trú thân, rồi kiếm củi, chặt cây, đổi gạo nuôi miệng. Còn Chau Thông về nhà bàn với mẹ cùng mình đến kinh thành tâu với vua Pờ Rum Mơ Tót là mình đã giết được Chằn dữ. Vua Pờ Rum Mơ Tót nghe mẹ con Chau Thông giết được thì chẳng tin, bèn bảo hai mẹ con hắn đem đầu Chằn đến cung cho mình xem tận mắt.

Hai mẹ con Chau Thông tức tốc trở về định đem đầu Chằn đến cho vua xem. Nhưng khi thấy đầu Chằn mẹ Chau Thông sợ hãi hét lên một tiếng rồi ngã ra bất tỉnh. Còn Chau Thông thì không làm sao xách nổi đầu Chằn. Cuối cùng hai mẹ con Chau Thông bàn nhau vào rừngt ìm Chau Sanh để nhờ chàng đang đêm xách đầu Chằn bỏ vào sân hoàng cung cho mình. Vào rừng tìm gặp được Chau Sanh, hắn giở giọng nhân nghĩa bảo:

– Anh bạn ạ, tôi cho rằng nếu để đầu Chằn gần chỗ nhà anh, tất vua sẽ nghi ngờ anh là kẻ giết Chằn và sẽ cho kẻ truy tìm. Chi bằng đêm nay anh lén xách đầu Chằn bỏ vào sân nhà vua cho chắc chuyện.

Chau Sanh thật thà làm y như lời Chau Thông. Đêm hôm đó, chàng xách đầu Chằn bỏ vào trước sân hoàng cung. Sáng ra mẹ con Chau Thông vào cung hầu vua thật sớm. Vua Pờ Rum mơ Tót thấy rõ đầu con Chằn mà mình đã gặp, khen ngợi Chau Thông hết lời và phong cho hắn làm quan cận thần.

Lại nói chuyện công chua con vua Pờ Rum Mơ Tót, năm ấy đã đến tuổi lấy chồng. Nàng xinh đẹp vô cùng. Vì nàng là con một nên vua và hoàng hậu quí mến, nuông chiều hết mực.

Một hôm công chúa cùng đoàn tì nữ dạo chơi quanh vườn ngự uyển thì bỗng có một con chim Ma Ha Kờ Ruốt bay qua trông thấy. Ma Ha Kờ Ruốt nguyên là là một con chim ở tận rừng sâu có nhiều phép thần lạ. Thầy công chúa xinh đẹp, chim liền sà xuống cắp công chúa bay đi. Bấy giờ Chau Sanh đang ngồi vót tên dưới gốc đa. Tình cờ thấy Ma Ha Kờ Ruốt bay qua, đôi chân quắp một người, liền giương cung bắn theo một phát. Mũi tên trúng vào cánh Ma Ha Kờ Ruốt. Chim bị trúng tên, máu tuôn xối xả, nhưng vẫn cố sức quắp chặt công chúa bay về hang.

Nghe tin công chúa bị chim kờ ruốt cắp đi, nhà vua lo lắng hốt hoảng vội sai Chau Thông đi tìm, và cho quân hầu truyền rao khắp nước kiếm người tài giỏi đi cứu công chua. Vua hứa rằng ai cứu được công chúa, vua sẽ gả nàng cho làm vợ và truyền ngôi cho.

Thúc quân lính tìm kiếm dò hỏi khắp nơi, nhưng đã ba ngày qua vẫn không tim ra tin tức nào, Chau Thông sực nhớ đến Chau Sanh, bèn vội phi ngựa vào rừng tìm gặp. Nghe Chau Thông nói đến việc tìm công chúa. Chau Sanh thật tình kể lại việc mình bắn chim ma ha kờ ruốt. Chau Thông mừng rỡ, nhờ Chau Sanh dẫn đường đưa mình đi tìm. Chau Sanh lần theo vết máu, đưa Chau Thông tìm được chỗ ở của chim ma ha kờ ruốt. Đó là một cái hang ăn thông xuống đất sâu thăm thẳm. Chau Thông nhìn xuống thấy hang sâu tối om, không dám xuống bèn nhờ Chau Sanh xuống hang xem xét. Chau Sanh bứt mây thắt thành một chiếc going, bảo Chau Thông buộc dây mây vào gióng dòng mình xuống hang.

Chau Sanh xuống đến đáy hang tối om theo tiếng người than khóc từ trong vẳng ra. Chau Sanh lẻn vào hang, chim Ma Ha Kờ Ruốt thấy bóng người vào hang toan vồ lấy, nhưng mũi tên còn mắc ở cánh, máu lại ra nhiều nên kiệt sức. Chau Sanh nhận ra chỗ chim đứng, liền vung búa chém tới. Chim Ma Ha Kờ Ruốt bị vỡ đầu chết. Chau Sanh cất tiếng gọi công chúa. Công chúa thấy người trai lạ, mình chỉ mặc mỗi một chiếc khố chuối, liều chết cứu mình thì vô cùng cảm động, chạy vội đến. Chau Sanh đặt công chúa vào gióng giật dây ra hiệu cho Chau Thông kéo gióng lên. Chàng đang chờ đến lượt mình lên thị không ngờ Chau Thông lại liệng gióng và vần những khối đá lớn lấp kín miệng hang. Rồi hắn đưa công chúa lên ngựa, về cung.

Chau Sanh ở dưới hang sâu đợi mãi không thấy Chau Thông thả gióng xuống. Lại thấy cửa hang bị bịt kín thì chàng đã đoán ra lòng dạ của Thông muốn hại mình. Tức giận vô cùng, Chau Sanh lần mò tìm ra lối thoát. Bỗng nghe có tiếng người than vãn sau một tảng đá. Chau Sanh rút búa chém vỡ tảng đá, làm lộ ra một cái động nhỏ. Thấy chàng trai trẻ bị chim ác bắt nhốt trong một chiếc cũi sắt, chàng hỏi ra mới biết là thái tử con của Long Vương. Ba năm về trước một hôm Thái tử đi du ngoạn chẳng may bị Ma Ha Kờ Ruốt bắt đem về nhốt tại đây. Chau Sanh dùng cung thần bắn tan cũi sắt cứu Thái tử ra. Thái tử thoát nạn mừng quá, nhảy ra ôm chầm lấy Chau Sanh, cảm ơn rối rít. Thái tử xin kết nghĩa anh em với Chau Sanh và mời Chau Sanh về thủy cung chơi để được dịp đến ơn đáp nghĩa.

Long Vương thấy con trở về bình an, rất lấy làm mừng, lại nghe con kể chuyện được Chau Sanh cứu thoát thì cảm ơn Chau Sanh lắm. Long Vương cho mở tiệc mừng luôn bảy ngày đêm. Thái tử dẫn Chau Sanh đi xem khắp nơi trong cung điện. Nhân lúc Chau Sanh buồn bã nhớ lại chốn đất liền với rừng núi bát ngát của mình, chàng trông thấy chiếc đàn ngọc liền nói với Thái tử cho mình học đàn để giải buồn. Thái tử liền đem mấy điệu nhạc thần dạy cho Chau Sanh.

Nhưng rồi lòng Chau Sanh vẫn không nguôi nhớ nhung chốn cũ. Long Vương và Thái tử biết không giữ Chau Sanh ở lại được liền đem rất nhiều châu ngọc tặng Chau Sanh. Chau Sanh từ chối, chỉ ngỏ lời xin cây đàn làm kỷ niệm thôi. Long Vương bây giờ mới nói:

– Các châu ngọc ta tặng người đều là thứ quý, vì mỗi viên châu ngọc đều có một phép màu. Cây đàn này là vật đâu quý bằng châu ngọc kia, nhưng đó là cây đàn thần, chỉ có những người tốt bụng, lòng ngay dạ thẳng gảy vào đàn mới ra tiếng.

Chau Sanh lại trở về rừng đốn củi, đổi gạo nuôi thân và mỗi khi buồn chàng lại lấy đàn ra gảy giải khuây. Chim muông nghe tiếng đàn bay đến hót vang lừng trên cành đa. Nhưng chẳng bao lâu, Chau Thông dò biết Chau Sanh còn sống trở về. Sợ chàng báo thù, nên gã cho người lấy trộm vàng ngọc trong kho vua rồi lén bỏ vào gốc đa của Chau Sanh để vu họa cho chàng. Vua Pờ Rum Mơ Tót bị mất vàng ngọc, cho người theo dấu tìm đến gốc đa thì bắt được tang vật. Chúng bắt trói Chau Sanh đem giam vào ngục đá và bỏ đói cho chết.

Chau Sanh đâu ngờ Chau Thông hại mình, nên cứ tưởng số vàng ngọc ấy là do Long vương tốt bụng, thấy Sanh nghèo mà lên giúp. Chau Sanh chạnh nhớ Thái tử, cảm lòng vì đứa em có nghĩa, có tính nên lấy đàn ra gảy, rối cất giọng hát theo.

Lại nói chuyện công chúa, thấy Chau Thông lấp miệng hang nhốt ân nhân của mình thì bỗng hóa câm. Về đến hoàng cung, suốt ngày nàng không nói, không cười một tiếng. Vua đành hoãn việc gả nàng cho Chau Thông, và lo chạy chữa thuốc thang trăm phương nghìn kế. Hôm ấy công chúa đang nằm câm lặng, rũ liệt trên lầu, vẳng nghe tiếng đàn, nàng bỗng thư thái, đứng dậy mở cửa lắng nghe. Thoáng nghe có tiếng hát hòa theo. Nghe tiếng đàn, tự nhiên công chúa đứng dậy cười cười nói nói vui vẻ. Nàng nhất định xin vua cho gọi người gảy đàn vào cung cho mình gặp mặt.

Nhà vua lấy làm lạ, cho dẫn Chau Sanh đến để công chua gặp mặt. Nhận ra người đã liều chết cứu mình, công chúa bèn kể lại việc Chau Sanh giết chim Ma Ha Kờ Ruốtcứu mình cho vua nghe. Trước mặt vua, Chau Sanh kể lại hết thân phận côi cút của mình lúc ở với cha mẹ, đến lúc bị Chau Thông lấp cửa hang hãm hại mình đến nay.

Vua Pờ Rum Mơ Tót càng nghe càng cảm động. Vua truyền gọi mẹ con Chau Thông đến để hỏi tội. mẹ con Chau Thông vẫn một mực kêu oan, nhưng rồi người đày tớ cũ của Chau Thông vốn biết mọi chuyện đứng ra làm chứng, nhận những điều Chau Sanh nói là đúng sự thật, nên mẹ con Chau Thông không chối vào đâu được nữa. Vua Pờ Rum Mơ Tót giận lắm truyền đem hai mẹ con Chau Thông ra xử chém. Nhưng Chau Sanh vội xin vua tha cho tội chết, đuổi chúng về quê làm ăn. Hai mẹ con Chau Thông đi về được nửa đường thì cả hai bị sét đánh chết.

Nhà vua truyền lệnh gả công chúa cho Chau Sanh và truyền ngôi cho chàng, vì thấy mình cũng đã già yếu.

Theo lời kể của Ông Thạch Chum
Xã Ngũ Lạc, huyện Cầu Ngang, tỉnh Cửu Long (Nay thuộc huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh).

Trích từ Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập II quyển 1. Trung tâm KHXH&NV Quốc Gia, viện Văn Học. NXB Giáo dục, 1999.

Mề-đay Chằn Tinh được tạo hình theo hình tượng Yeak trong văn hóa Khmer Nam Bộ. Yeak có thể là từ “yakkha” (nam) và “yakkhinī” (nữ) trong kinh tạng Pali của Phật giáo Nam tông, mà người Việt thường gọi là Dạ Xoa. Yeak – Chằn Tinh là hộ pháp bảo vệ chùa chiền, người tu hành và cũng là nhân vật quen thuộc trong nghệ thuật diễn xướng Khmer Nam Bộ.

Xin mời xem và đặt trước bộ mề-đay tại link: https://bit.ly/3LWi0Z1

Theo tác giả Viên Sanh:

Trong tiếng Pali – ngôn ngữ truyền bá kinh văn Phật giáo Thượng tọa bộ (Theravāda), chằn là “Yakkha” (nam) và “Yakkhinī” (nữ). Ảnh hưởng từ nguồn này, chằn trong tiếng Thái Lan là “Yak” hoặc “Nhak”, trong tiếng Campuchia là “Yeak” hoặc “Yăk”. Ngoài ra, các quốc gia theo Phật giáo Thượng tọa bộ như Sri Lanka, Myanmar, Lào… đều gọi đối tượng này với những tên gọi khá giống nhau.

Trong tiếng Sanskrit – ngôn ngữ truyền bá kinh văn Phật giáo Đại thừa (Mahāyāna), chằn là “Yakṣa” (nam) và “Yakṣinī” (nữ). Ảnh hưởng từ nguồn này, chằn trong tiếng Hán là “Yecha”, từ đó lan tỏa ra các quốc gia Phật giáo Đại thừa như: Nhật Bản, Hàn Quốc… Tại Việt Nam, đối tượng này được phiên âm từ tiếng Hán là “dạ xoa”.

Trong văn hóa Phật giáo, dạ xoa có hai loại là thiện và ác. Dạ xoa thiện là những thần linh hộ trì chánh pháp, do đó các chùa thường có tượng dạ xoa ở hàng rào, ngụ ý bảo vệ người tu hành. Dạ xoa ác thường ăn tươi nuốt sống con người, cho nên được xem là hình tượng mang tính cảnh tỉnh con người hướng thiện.

Nguồn: https://phatgiao.org.vn/chan-tinh-theo-goc-nhin-phat-giao-d52093.html